Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2010

Một bộ phận phụ nữ âm thầm chấp nhận chuyện chung chồng để giữ hạnh phúc.

Họ không hề biết mình cũng thuộc một trong những đối tượng vi phạm pháp luật.

Sau 3 năm tìm hiều, về làm dâu trong một gia đình còn mang nặng tư tưởng phong kiến nhưng chị Thu (TL,HN) tin tưởng vào lối sống tiến bộ của chồng. Khi sinh được hai cô con gái, chị Thu không bị áp lực bởi anh Bình hoàn toàn bằng lòng với những đứa con trời cho.

Nhưng dần dần khi cuộc sống đã khấm khá, giầu có, anh Bình lại luôn bị đám bạn thiển cận chế giễu chỉ vì việc có hai cô con gái. Lâu dần anh “bị thấm” và thuyết phục vợ sinh tiếp những mong được đứa con trai mặc cho sự khuyên can của cán bộ dân số. Không may lần có thai này, chị Thu chửa ngoài dạ con, cộng thêm bị u xơ tử cung và hết cơ hội để sinh con

http://giadinh.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/07/29/3ffcchung285.jpg
Ba năm sau, không riêng chị Thu mà cả họ hàng đều bất ngờ khi nghe chuyện anh đi kiếm thằng cu bên ngoài. Quen biết được một cô gái nhà hàng, ban đầu anh Bình cũng chỉ nghĩ quan hệ cho vui. Ai ngờ cô gái đó có thai mà lại là con trai, anh Bình chấp nhận mọi yêu cầu của cô ta đưa ra.
Đầu tiên là chuyện cưới hỏi, anh cùng với mấy người bạn bàn mưu thuê một bà lão đóng giả là mẹ để đi cưới vợ. Về khoản đăng ký, anh biện minh đang có vấn đề về chứng minh và hộ khẩu nên chưa làm ngay được, cứ cưới hỏi đàng hoàng sau này đăng kí sau. Đứa con ra đời, anh cho đi giám định ngay ADN. Biết chắc chắn là con trai mình, anh về nhà thông báo với vợ coi như mọi sự đã rồi.
Chị Thu tê tái nhưng không muốn ly hôn vì như thế thì bản thân quá thiệt thòi. Đang sống cảnh giàu sang, con cái đàng hoàng thế này giờ ly hôn nhường chồng cho người khác thì bất công quá. Chị bắt chồng sang tên một số bất động sản, nhà cửa đều đứng tên sở hữu cùng. Nếu chồng có cho vợ bé thì cũng chỉ có ít mà không có nhiều. Anh Bình cũng thề thốt là không bỏ vợ, chỉ cần chị Thu chấp nhận sống cảnh chồng chung là mọi chuyện êm xuôi. Dằn vặt, đau khổ cũng chẳng thay đổi được gì, chị Thu miễn cưỡng làm vợ cả, âm thầm cho chồng đi lại một bến hai đò.
Cùng một hoàn cảnh, chị Mùi cũng rơi vào cảnh chung chồng. Xinh đẹp, tháo vát, đảm đang, hiếu thuận, chị Mùi là cô con dâu tốt thật sự của gia đình chồng. Chỉ có điều trời đã không cho chị có cơ hội được làm mẹ. Cưới nhau gần 5 năm trời, tổ ấm của chị vẫn vắng tiếng trẻ. Khi bệnh viện kết luận chị vô sinh, chị đã ly hôn để chồng có cơ hội lấy vợ khác sinh con.
Thế nhưng bố mẹ chồng chị tiếc cô con dâu hiếu thảo, chồng chị cũng không nỡ rời bỏ người vợ mà anh yêu thật lòng. Họ động viên chị cứ sống như vậy nhưng để cho chồng ra ngoài kiếm con.
Để cho chị yên tâm, mẹ chồng chị đã đồng ý sang tên hẳn một số tài sản. Chồng chị cũng đảm bảo sẽ ở nhà vợ cả là chính, nhà vợ hai chỉ để chăm sóc con cái, đến khi chúng khôn lớn hẳn sẽ đưa về nhà vợ cả. Dù biết viễn cảnh ấy không có gì đảm bảo chắc chắn nhưng chị Mùi không còn cách nào khác là tin tưởng vào tình cảm yêu thương của chồng.

Chấp nhận chồng chung cũng phạm luật
Đối với những người buộc phải chấp nhận thân phận vợ cả vì không muốn mất hạnh phúc một cách "oan uổng" vào tay kẻ khác thì cho rằng bản thân mình vô tội nếu pháp luật có hỏi tới. Ở góc độ nào đó họ còn cho rằng mình là người bị hại.
Việc ngộ nhận mình chỉ là người bị hại, bị ép buộc vì hoàn cảnh chứ không trực tiếp vi phạm pháp luật của số chị em này là hoàn toàn sai lầm. Vì chỉ riêng việc chấp nhận ấy họ cũng đã bị pháp luật quy vào tội đồng phạm, biết rõ việc vi phạm chế độ hôn nhân gia đình mà không khai báo hay tố giác, lại cố tình bao che.
Như vậy, không chỉ bản thân phải chịu thiệt thòi và gián tiếp vi phạm pháp luật, việc chấp nhận chung chồng còn gây nên sự suy đồi đạo đức trong gia đình, tạo tệ nạn nhức nhối của xã hội.
Ngoài tình cảm vợ chồng bị ảnh hưởng, sống cảnh chồng chung còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển sinh lí của con cái. Đã có những trường hợp những đứa con cùng cha khác mẹ trở thành địch thủ không đội trời chung của nhau. Theo đó, cuộc chiến tranh giành tài sản thừa kế kéo dài hết năm này qua năm khác, thậm chí là một mất một còn. Thay vì vun đắp tình cảm huyết thống với nhau, họ lại quay sang tìm hiểu pháp luật để có thể danh chính ngôn thuận hợp thức hóa tìa sản về phía mình.
Không ít phiên tòa, những bà mẹ cả, mẹ hai phải đau lòng chứng kiến cảnh con cái, anh em tàn sát lẫn nhau trên công đường. Cũng đến lúc này họ mới hối hận, giá như họ không chấp nhận cảnh chồng chung, mặc nhiên cam chịu thân phận vợ cả, vợ lẽ thì đâu đến nỗi một ngày tất cả cùng đối mặt trước pháp luật, để lại những vết thương lòng không thể chữa lành ở những thế hệ sau.

– Theo ĐGGĐ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến