Ngành du lịch Đà Nẵng ngày càng được phát triển sau những năm thành phố Đà Nẵng đổi mới.Mấy năm trở lại đây, Đà Nẵng trở thành điểm nóng về đầu tư du lịch. Các doanh nghiệp đã đăng ký đầu tư hơn 4 tỷ USD vào lĩnh vực kinh doanh này. Giới nhà giàu cũng không tiếc tiền tậu biệt thự nghỉ dưỡng có giá cả triệu đô la. Tất cả đều kỳ vọng thu được mối lợi từ kinh doanh du lịch hoặc giá trị bất động sản gia tăng nếu du lịch đà nẵng bùng nổ giống như thiên đường nghỉ dưỡng Bali của Indonesia hay Phuket của Thái Lan. Các khách sạn Đà Nẵng lớn nhỏ mở ra rầm rộ chào đón các du khách gần xa trên cả nước và quốc tế. Các khách sạn ven sông thậm chí các khách sạn của vùng lân cận như khách sạn hội an cũng rằm rộ mọc lên để đón các du khách trong và ngoài nước đỗ về Đà Nẵng - Quảng Nam
Mời đến với du lịch đà nẵng do Công ty Dacotours Tổ chức hàng ngày theo đoàn hoặc ghép tours theo yêu cầu. Đặc biệt công ty chuyên cunng cấp xe du lịch từ 4 đến 45 chỗ, đời mới thực hiện các chương trình tham quan du lịch, các hội nghị, hội thảo, tập huân, xe du lịch thực hiện các sự kiện dài ngày Lhệ: 0914 136 151. Ngoài các dịch vụ trên công ty Du lịch Xứ Đà còn đưa ra các tour giảm giá cho các du khách đi tập thể, gia đình với giá cực kỳ rẻ và rất hợp lý về giá cả, hàng tuần du khách sẽ có các tour khuyến mãi đặc biệt đến mức giá rẻ bất ngờ đang chờ đó quý khách. Dacotours hân hạnh phục vụ chị gần xa đã quan tâm và ủng hộ xin chân thành cám ơn
Cùng với việc hàng chục tour du lịch bị hủy, các doanh nghiệp ngành du lịch 2 tỉnh miền Trung là Quảng Nam và Đà Nẵng chịu nhiều tổn thất sau cơn bão số 11. Con số thiệt hại lên đến hàng trăm tỉ đồng.
Bỏ hoang khu du lịch 2.500 tỉ đồng
Lữ hành 'quịt' tiền khách du lịch già
Xem bài khác trên Vef.Vn
Quảng Nam: Biển lấn resort
Ông Nguyễn Thanh Sang, Chủ tịch Palm Garden Resort, một trong những khu nghỉ mát 5 sao nổi tiếng ven biển Cửa Đại (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam), cho biết mưa bão đã bẻ gãy nhiều cây cối và làm tốc mái một số ngôi nhà trong khu. Ước tính tổng thiệt hại do bão gây ra khoảng 4 tỉ đồng. “Số tiền tuy không lớn so với thiệt hại do bão Xangsane gây ra vào năm 2006 nhưng đáng lo nhất là triều cường và sóng biển đi cùng bão số 11 đã xâm thực và làm sạt lở một đoạn bờ biển trong Palm Garden Resort” - ông Sang nói.
Theo ông Ngô Văn Hoàng, Giám đốc Sunrise Resort (TP Hội An), từ nhiều năm nay, khu du lịch này luôn phải đối phó với sự xâm thực của nước biển. Cùng với những đoạn kè biển được UBND tỉnh Quảng Nam xây dựng, công ty đã bỏ tiền xây 250 m kè chắn sóng cho Sunrise Resort nhưng trong cơn bão vừa qua, sóng biển đã vượt qua bờ kè, “đào cát” ở phía trong khu du lịch, sát bể bơi sâu đến 2 - 3 m. Dãy villa sát biển bị ảnh hưởng nặng, hệ thống kính của khách sạn bị vỡ. Thiệt hại khoảng 15-20 tỉ đồng.
Hạ tầng của Sunrise Resort (TP Hội An) bị thiệt hại nặng sau bão số 11 |
Ông Hồ Tấn Cường, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, cho biết hầu hết khách sạn ven biển ở Quảng Nam đều bị thiệt hại từ vài tỉ đồng đến vài chục tỉ đồng. Bờ kè ven biển Cửa Đại và Bãi Ông tại cù lao chàm sạt lở nặng. Khu du lịch Phú Ninh cũng thiệt hại khoảng 3 tỉ đồng do khu spa, bảng hiệu và cổng chào, nhà giữ xe hư hỏng, nhà hàng bị tốc mái... Theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, đơn vị, tổng thiệt hại của ngành du lịch tỉnh Quảng Nam khoảng 100 tỉ đồng do sự tàn phá của bão số 11.
Đà Nẵng: Nhiều điểm du lịch thiệt hại nặng
Tại Đà Nẵng, các khu resort như Intercontinential, Pullman, Furama, Fusion Mia, Hyatt, Vinpearl, Sandy Beach... Đều hư hại sau bão do bị tốc mái nhà, vỡ kính, cây ngã. Hiện các đơn vị này đang khẩn trương khắc phục để đón khách du lịch. Tổng thiệt hại ước tính sơ bộ của các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn TP Đà Nẵng khá lớn. Các đơn vị lữ hành và điểm tham quan du lịch cũng thiệt hại nặng. Đa số khách sạn ở khu vực trung tâm TP Đà Nẵng đều bị ảnh hưởng và hư hỏng. Tại khu du lịch Hòa Phú Thành (huyện Hòa Vang), bão đánh sập nhà gỗ, chòi nghỉ và làm hư hại cây cối; khu suối nước khoáng nóng Phước Nhơn (huyện Hòa Vang) xảy ra tình trạng ngã cây, tốc mái một số nơi; các khu du lịch ven biển như Dana Beach Club, khu thể thao giải trí biển Temple Danang… cũng bị ảnh hưởng nặng. Nước biển dâng kéo cát bao phủ tràn cả lên đường ở các bãi tắm, công viên công cộng khu vực đường Hoàng Sa, Trường Sa. Cây cối bị bật gốc, gãy, một số hạng mục công trình như ghế đá, chòi, bảng hiệu, trụ điện công cộng… bị hư hỏng. Đặc biệt, có 5 tàu du lịch đường thủy ở Đà Nẵng bị chìm sau bão.
Ông Lê Quang Tươi, Trưởng Ban Quản lý khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, cho biết bão số 11 đã làm các dịch vụ du lịch trong khu danh thắng tơi tả, tốc mái, vỡ kính. Đường bộ lên hòn Thủy Sơn sạt lở nghiêm trọng. Thang máy lên xuống hòn Thủy Sơn phải dừng hoạt động vì hệ thống kính bị vỡ nhiều. Ban quản lý đã huy động toàn bộ nhân viên tích cực dọn dẹp hiện trường sau bão để đón khách. Tuy nhiên, đến ngày 17-10, khu danh thắng chỉ đón những du khách đã đặt tour từ trước.
Kiến nghị giảm, giãn thuế cho doanh nghiệp Trước những khó khăn của các doanh nghiệp ngành du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam đã kiến nghị UBND tỉnh hỗ trợ khắc phục sạt lở bờ kè ven biển khu vực Hội An và đảo Cù Lao Chàm. Sở cũng kiến nghị UBND tỉnh, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Chính phủ giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013, số còn lại cho nộp chậm vào những năm tiếp theo. Ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP Đà Nẵng, cho biết hiện các đơn vị du lịch trên địa bàn đang chủ động khắc phục hậu quả. Riêng đối với những đơn vị thiệt hại nặng, sở sẽ kiểm tra và đề xuất kinh phí hỗ trợ. “Sở dự kiến sẽ xin hỗ trợ khoảng 50% số thiệt hại cho các doanh nghiệp” - ông Cường cho hay. |
(Theo NLĐ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét