Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Diện kiến kì nhân giữa đại ngàn

LTS: Ông được mệnh danh là vị cứu tinh, có thể bắt mạch các loại bệnh của loài voi, đồng thời kiêm luôn vai trò "ông mai, bà mối" xe duyên cho những cặp voi "thầm thương trộm nhớ" nhau. Ông khẳng định, bản thân làm được những việc ấy chỉ đơn giản vì tình yêu mình dành cho voi quá lớn. Lớn đến mức mỗi chú voi đã trở thành máu thịt của ông. Chúng biết từng tiếng ho, tiếng đằng hắng thậm chí nhận ra cả mùi mồ hôi của ông.

Nằm tựa lưng vào vách núi, vươn mình ra hồ Lak bao la trước mặt, khu thuần dưỡng voi của ông Đàng Năng Long (Thị trấn Liên Sơn, huyện Lak - Đăk Lăk) càng trở nên thơ mộng pha chút hoang dại của núi rừng thiên nhiên. Trong tiết trời giá rét của những ngày đầu đông, bên bếp lửa hồng rực đỏ, chúng tôi được nghe những câu chuyện thật mà như huyễn hoặc về voi của nghệ nhân đang sở hữu đàn voi nhiều nhất Việt Nam.

 Đàng Năng Long tự tay chăm sóc những chú voi nhà. ẢNH: T.G 

 Chuyện voi kể dưới hiên nhà sàn 


Thị trấn Liên Sơn (huyện Lak - Đăk Lăk) nằm thu mình trong thung lũng hồ Lak với bốn bề núi bao bọc. Sương sớm bảng lảng cuộn tròn trên từng ngọn đồi trọc lóc, thấp thoáng xa xa, những chiếc gùi còng lưng mưu sinh ẩn mình trên núi đá. Cuộc sống của bà con nơi đây trỗi dậy từ lúc sáng sớm, trên từng ô ruộng vuông vắn đã đón sức cày của trâu. Huyện Lak được biết đến là cái nôi của voi nhà và cũng là một trong hai địa phương duy nhất của Đăk Lăk cùng với Bản Đôn hiện còn voi thuần dưỡng.


Những ngày này, người chủ nhân của đàn con voi huyện Lak đang bận rộn cho công việc chuẩn bị lễ hội đua voi và Festival cà phê Tây Nguyên. Giữa biển hồ mênh mông, giữa thung lũng ngàn đời bình yên của một cộng đồng lao động theo mùa thì ông Đàng Năng Long lại hoàn toàn khác với mọi người. Ông không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, chuỗi thời gian của ông cứ cuốn đi theo những thú đam mê say đắm với những khung nhà sàn truyền thống của đồng bào mình. Những lúc về nhà, ông lại sà mình vào đàn voi, vuốt ve, cung nựng và tâm sự với chúng. Buổi sáng, gió từ phía núi dội xuống rào rào gặp gió từ phía hồ phả lên ào ạt khiến những cành cây cổ thụ cứ ngả rạp vào nhau. Đó cũng là lúc những chú voi khổng lồ của ông Long thong thả từ phía rừng trở về bắt đầu đưa khách du ngoạn đi thưởng thức vẻ đẹp hoang dại, thanh bình của từng bản làng M'nông.

Là đời thứ ba trong gia tộc có truyền thống lẫy lừng về chiến tích săn voi, cha ông là dũng sĩ Đàng Nhảy - một huyền thoại săn voi nức tiếng của Tây Nguyên cách đây hơn nửa thế kỷ cùng với mẹ là Sao Thông Chăn, mỹ nhân buôn voi đã tạo dựng nên tiếng tăm vang lừng cho gia tộc họ Đàng. Ngay khi còn là cậu bé "đầu trần chân đất", ông Long đã biết đến voi. Hình ảnh những con voi cao bằng mái nhà sàn của mình, chân to như cây Pơmu cuối bản đã khiến Đàng Long thích thú. Rồi Long được cha cho ngồi trên bành voi, cảnh đất trời, thôn xóm làng bản nằm gọn trong tầm mắt. Sức mạnh phi thường và bản tính gần gũi con người của voi đã ngấm dần vào suy nghĩ của ông.


Đàng Long cho biết, voi của tổ tiên ông được truyền lại từ đời này qua đời khác chứ không trao đổi bằng tiền bạc. Trước khi về với núi, cha ông đã dặn rằng: "Hãy bảo vệ và chăm sóc voi thật tốt, nếu voi có vấn đề gì thì các con có tội với tổ tiên". Vì thế mà nuôi voi đối với đồng bào M'nông ở đây được lấy làm chuẩn mực đạo đức của mỗi người, mỗi gia đình. Trước khi đưa voi về nuôi phải làm lễ cúng làng bảy ngày bảy đêm và mời toàn thể mọi người chứng giám rằng dòng tộc của họ đã có thêm một thành viên mới. Voi được mặc áo, được tắm rửa và được chia của hồi môn ngang bằng với những người trong dòng họ. Vai vế xưng hô của voi tính theo tuổi đời, nếu nhỏ hơn tuổi voi thì phải gọi voi bằng anh hoặc chị.

 Lấy voi làm chuẩn mực đạo đức 


Từ bao đời nay, sự tôn sùng voi là tuyệt đối và dường như tập tục ấy cho đến bây giờ vẫn còn in đậm nét ở cộng đồng người M'nông vùng Lak này. Ông Long kể rằng, theo truyền thuyết của đồng bào mình thì voi xuất thân là con người. Trong quá trình đi vào rừng săn bắt, hái lượm chẳng may bị lạc không trở về nhà được, con người đã biết kiếm lá cây, củ quả trong rừng để ăn nên duy trì sự sống. Tuy nhiên, do quá trình lưu lạc dài ngày nên dần dần con người quên luôn tiếng nói. Hình dáng cũng thay đổi cho thích nghi với môi trường rừng rú, cái mũi ngày đêm dũi đất ngửi mùi để tìm về nhà nên ngày càng dài ra. Dựa vào truyền thuyết ấy mà đồng bào dân tộc M'nông tôn sùng, kính trong voi như một bậc thần thánh.


Và dù không có truyền thuyết ấy đi chăng nữa, voi đã trở thành một biểu tượng của sự cao thượng, sức mạnh phi thường trong đấu tranh với các loài ác thú. Voi giúp người kéo gỗ làm nhà, thồ hàng, chở gạo… Nhà nào có voi thì từ ông bà cho đến con cháu phải chuẩn mực về đạo đức. Một người trong nhà mắc sai phạm vời cộng đồng lập tức bị dân làng phạt trâu bò và phải cúng thần voi. Một cô gái chưa chồng mà có chửa thì gia đình cô gái ấy phải mang lễ đến tất cả những nhà đang nuôi voi của cộng đồng mình cúng coi như tạ tội với voi. Chính vì tiềm thức đã ăn sâu từ bao đời nay nên cũng phần nào giáo dục được đạo đức con người trong cộng đồng dân tộc M'nông. Ông Long tâm sự: "Việc nhà của tôi có chuyện xích mích gì đi chăng nữa thì tôi cũng chỉ cười cho qua mà thôi nhưng hễ những con voi của tôi mà có vấn đề gì, tôi lập tức lên tiếng. Tôi sẽ rất tức giận với những ai đánh đập voi, đối xử tệ bạc với voi".


Ông Long cũng kể rằng, ngày xưa có được một chú voi thì tổ tiên ông đã phải trải qua một cuộc chiến đẫm máu. Những cuộc săn voi khốc liệt chẳng khác nào chiến tranh nên quý voi, yêu voi cũng bắt nguồn từ cuộc trường trinh một mất một còn trong những khu rừng già. Săn voi không phải việc làm xấu, nó xấu chỉ khi người ta dùng voi với mục đích tàn sát hay kinh doanh. Có lẽ nếu không có những cuộc săn voi thì sẽ chẳng bao giờ, voi thuộc về con người để trở thành bạn của con người như ngày hôm nay được. Nói đến đó, chợt mắt ông Đàng Long sáng rực lên, những con voi săn về sau thời gian thuần dưỡng đã trở thành những chiến binh dũng mãnh chuyên vận chuyển vũ khí, đạn dược cho chiến trường Tây Nguyên những năm đánh Mỹ.


Sau ngày đất nước giải phóng, voi vẫn chỉ là con vật dùng cho việc cày kéo, vận chuyển. Những con voi của gia đình ông Đàng Long khi ấy đem đi gửi cho người ta dùng làm sức kéo. Sau này, có chủ trương đưa voi vào du lịch thì ông Đàng Long mới đi gom hết voi nhà về chăm sóc, nuôi dưỡng để phục vụ du lịch. Tuy nhiên, đối với Đàng Long, ông không bao giờ lấy voi ra để làm "cần câu cơm" mà tất cả chỉ vì một tình yêu sâu nặng với voi. Thậm chí, bao nhiêu của cải vật chất gia đình làm ra, ông không ngần ngại đổ dồn vào việc chăm sóc voi.


Theo ông Đàm Long, voi có thể hiểu được tiếng người, chúng phân biệt được tất cả các cảm xúc vui buồn và nhận biết rành mạch từng người lạ người quen, nọi hoạt động của voi đều tuân theo hiệu lệnh của người chỉ huy nó. Ông Đàng Long cũng tự nhận mình có một giác quan đặc biệt với voi, sự linh cảm của ông về voi là chính xác. Chỉ vì ông đã có quá nhiều thời gian gắn bó và sống cùng voi. Một lần, khi vừa đi công tác về, ông một mình đi bộ vào trong rừng nơi đàn voi đang ăn để thăm chúng. Ông núp trong lùm cây, ho một tiếng tức thì chú voi dừng ăn cỏ, đánh mũi tìm tới tận nơi ông ẩn nấp. Vì quá quen nên chỉ cần ngửi mùi mồ hôi của ông, chúng đã nhận ra.


Có lần không hiểu tức giận điều gì mà một chú voi giật đứt sợi dây xích to bằng cổ tay người đang buộc chân chạy thẳng vào rừng. Mấy anh nài voi ráng sức đuổi theo, dùng mọi biện pháp ngăn lại nhưng không thể cản được sức mạnh của voi. Thấy thế, ông Đàng Long đứng từ xa, hô lên một tiếng bảo voi dừng lại. Con voi đang chạy thục mạng bỗng khựng ngay, nó quay đầu lại đứng nhìn ông một hồi lâu rồi lững thững trở về.

Tôi bảo với Đàng Long rằng với số lượng voi hiện giờ là 7 con thì ông đã là người sở hữu nhiều voi nhất Việt Nam rồi, phải đề xuất trao tặng kỷ lục thôi. Đàng Long cười xòa lắc đầu: "Tôi không muốn nhận gì cả, như thế vô tình đem voi đi phô trương, quảng cáo sao. Voi là người nhà mình, cứ xem như tôi có nhiều con là được rồi". Nói xong, ông ngước nhìn lên một chú voi, ông lấy tay lau vội hàng nước mắt đang lăn dài xuống má của nó nói như vỗ về: "Nước mắt của voi đó, nó đang rất hạnh phúc".


  Kì II: Cuộc chiến dành lại sự sống cho voi  

 Thanh Nguyên 


  Du lịch miền Trung  , du khách sẽ có cơ hội tận hưởng những bãi biển tuyệt đẹp như:  bãi biển Lăng Cô, bãi biển Cà Ná, Cửa Đại. Đặc biệt  ,  bãi biển Đà Nẵng  còn được tạp chí uy tín hàng đầu của Mỹ, Forbes chọn là một trong 6 bãi biển đẹp nhất thế giới. Những khu nghỉ dưỡng cao cấp phục vụ những du khách khó tính nhất. Do nền kinh tế hiện nay các cơ quan ban ngành hội họp, công nhân công tác để đẩy lùi sự khó khăn kinh tế đất nước nên các ngành du lịch Đà Nẵng phát triển kéo theo ngành  khách sạn Đà Nẵng  lớn nhỏ mở ra rầm rộ chào đón các du khách gần xa trên cả nước và quốc tế. Các khách sạn ven sông, ven biển thậm chí các khách sạn của vùng lân cận như:  khách sạn hội an  cũng được khai thác để đón các du khách đỗ về Đà Nẵng - Quảng Nam. Du lịch sông nước là một trong những nét quyến rũ của miền Trung, du khách có thể xuôi theo dòng sông Hương, ngắm cảnh sắc đẹp và tĩnh lặng như tranh thủy mặc. Phố cổ Hội An - một trong 10 điểm dừng chân tuyệt vời nhất châu Á do tạp chí nổi tiếng  Smart  Travel  Asia bình chọn. Một địa điểm lý tưởng du lịch miền Trung nữa là Đại nội kinh thành Huế, đặc biệt sinh động với cảnh sắc Đại nội trong ánh đèn đêm. Ngành du lịch miền Trung mang cả sự hiện đại và năng động, kết hợp trong đó là những nét văn hóa truyền thống dân gian, dân tộc. Với nhiều nhu cầu phát triển rộng rãi về ngành du lịch nói trên công ty du lịch & dịch vụ Xứ Đà đã đưa ra các tour với mức giá hợp lý để đảm bảo cho các du khách trong và ngoài nước có thể tham gia được. Dacotours mời ACE, quý vị đến với      du lịch huế      do Công ty Dacotours Tổ chức hàng ngày theo đoàn hoặc ghép tour theo yêu cầu.

Đặc biệt công ty chuyên cung cấp xe du lịch từ 4 đến 45 chỗ, đời mới thực hiện các chương trình tham quan du lịch, các hội nghị, hội thảo, tập huân,  thuê xe du lịch đà nẵng  thực hiện các sự kiện dài ngày Lhệ: 0914 136 151. Để đáp ứng dịch vụ tốt công ty Xứ Đà (Dacotours) không ngừng nổ lực phấn đấu phát triển và tuyển chọn các hướng dẫn viên chuyên nghiệp để phục vụ du khách. Ngoài các dịch vụ trên công ty Du lịch Xứ Đà còn đưa ra các tour giảm giá cho các du khách đi tập thể, gia đình với giá cực kỳ rẻ và rất hợp lý về giá cả, hàng tuần du khách sẽ có các tour khuyến mãi đặc biệt đến mức giá rẻ bất ngờ đang chờ đó quý khách. Dacotours hân hạnh phục vụ anh gần xa đã quan tâm và ủng hộ công ty chúng tôi xin chân thành cám ơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến